Bộ Công Thương: Hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài khu công nghiệp rất khó khăn

03/12/2021 09:55 Sáng

Theo báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 11 tháng năm 2021 của Bộ Công Thương, sau nhiều tháng thực hiện giãn cách xã hội, triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ... Nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã xây dựng và triển khai Kế hoạch an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19...

Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất ở trong khu, cụm công nghiệp trở lại hoạt động chiếm tỷ lệ cao hơn so với các doanh nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp, tương ứng với đó thì tỷ lệ người lao động quay trở lại làm việc ở khu, cụm công nghiệp cũng cao hơn.

doanh-nghiep-ngoai-khu-cong-ng-4008-7132
Dự báo năm 2021, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp của cả nước tăng khoảng 4-5% thấp hơn so với mục tiêu kế hoạch (tăng 8-9%).

Hoạt động sản xuất, nhất là tại các tỉnh, thành phố tập trung phần lớn các hoạt động sản xuất công nghiệp quan trọng của cả nước như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội… đã có những chuyển biến tích cực. Tại hầu hết các địa phương, đặc biệt là tại TP Hồ Chí Minh, và các tỉnh phía Nam sản xuất đã khôi phục trở lại, các doanh nghiệp tăng tốc sản xuất để kịp giao hàng theo các hợp đồng đã ký kết.

Hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng 11 tại nhiều địa phương đã có những dấu hiệu phục hồi nhanh so với những tháng trước đó, điển hình như: Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 11 của Quảng Ninh ước tăng 19,17%; Thanh Hóa tăng 15,1%; Quảng Ngãi tăng 16,11%; Thừa Thiên Huế tăng 9,12%; Cần Thơ tăng 6,77%; Đồng Nai tăng 6,9%… đã góp phần vào sự phục hồi sản xuất và kinh doanh của cả nước.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của cả nước trong tháng 11 ước tính tăng 5,5% so với tháng trước, tăng 5,6% so với cùng kỳ. Trong đó: Ngành khai khoáng tăng 8% so với tháng trước và tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước; Ngành chế biến, chế tạo tăng 5,9% so với tháng trước và tăng 6,4% so với cùng kỳ; Sản xuất và phân phối điện tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 2,2% so với cùng kỳ; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 1,2% so với cùng kỳ.

Tính chung 11 tháng năm 2021, IIP của toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo ước tính tăng 4,8% (cùng kỳ năm 2020 tăng 4,7%); ngành sản xuất và phân phối điện ước tăng 3,8% (cùng kỳ năm 2020 tăng 3,2%); ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải ước tăng 3,0% (cùng kỳ năm 2020 tăng 4%); riêng ngành khai khoáng ước giảm 6% (cùng kỳ năm 2020 giảm 7,1%).

Chỉ số sản xuất 11 tháng năm 2021 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II ước tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất kim loại ước tăng 23,4%; sản xuất xe có động cơ ước tăng 10,7%.

Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành ước giảm sâu so với cùng kỳ năm trước, như: Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 12,9%; Công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 8,5%; Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 10,4%; sản xuất đồ uống giảm 3,9%…

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 11 tháng năm 2021 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Thép cán tăng 35,4%; sắt thép thô tăng 10,7%; phân DAP tăng 30,9%; Xăng dầu các loại tăng 13,3%; sữa bột tăng 12,6%.

Ngược lại, một số sản phẩm tiếp tục giảm sâu so với cùng kỳ năm trước: Tivi các loại ước giảm 40,3%; Khí đốt thiên nhiên dạng khí ước giảm 18,4%; Dầu thô ước giảm 5%; Bia các loại ước giảm 7,8%.

Nhìn chung, Bộ Công Thương đánh giá hoạt động sản xuất công nghiệp tháng 11 đã từng bước phục hồi do các địa phương cơ bản đã tuân thủ các quy định về phòng chống dịch trong tình hình mới, ban hành hướng dẫn và xây dựng kế hoạch về phòng chống dịch và phục hồi kinh tế.

Nhiều địa phương chủ động trao quyền lựa chọn phương án sản xuất cho doanh nghiệp theo các mô hình linh hoạt và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn trong sản xuất. Bên cạnh đó, các địa phương cũng đã rất tích cực thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp gồm: liên kết vùng, kết nối cung cầu, tổ chức các chương trình kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ tổ chức sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường…

Tuy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã từng bước phục hồi nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều khó khăn: các doanh nghiệp sản xuất ở trong khu, cụm công nghiệp trở lại hoạt động chiếm tỷ lệ cao hơn so với các doanh nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp, tương ứng với đó thì tỷ lệ người lao động quay trở lại làm việc ở khu, cụm công nghiệp cũng cao hơn.

Bộ Công Thương dẫn chứng như ở Đồng Nai, số doanh nghiệp trở lại hoạt động trong khu công nghiệp đạt 99% và người lao động trở lại làm việc đạt 88%, trong khi đó các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp con số này là 83,5% và 65,5%. Điều này cho thấy sự trở lại hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài khu công nghiệp đang rất khó khăn.

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2021, tăng trưởng công nghiệp vẫn thấp hơn so với cùng kỳ chủ yếu do ảnh hưởng của dịch bệnh. Căn cứ vào số liệu 11 tháng, khả năng năm 2021 chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp của cả nước chỉ tăng khoảng 4-5% thấp hơn so với mục tiêu kế hoạch (tăng 8-9%).

Liên quan tới hoạt động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội Các Doanh nghiệp khu công nghiệp TP.HCM mới đây đã gửi kiến nghị tới Bí thư Thành ủy TP.HCM, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, Chủ tịch UBND TP.HCM, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM về việc sau khi cơ sở Thu dung điều trị F0 của Khu chế xuất Linh Trung 2 đi vào hoạt động, lãnh đạo Thành phố và các sở ngành tạo điều kiện cho mô hình được nhân rộng ra các khu công nghiệp khác để kịp thời thích ứng với tình hình phòng chống dịch COVID-19.

Đồng thời, các khu công nghiệp cần chủ động xây dựng hệ thống y tế phòng chống dịch COVID-19 theo hướng tại nhà máy/doanh nghiệp có tổ y tế, tại công ty đầu tư hạ tầng của khu công nghiệp có trạm y tế hoặc đội ngũ y tế lưu động nhằm kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp khi có F0.

Trường hợp gặp khó khăn trong việc kết nối với bệnh viện thu dung bên ngoài tại các địa phương, công ty đầu tư hạ tầng khu công nghiệp cần chủ động vận động đầu tư xây dựng cơ sở thu dung tầng 1 trong phòng chống dịch COVID-19.

Cùng chuyên mục

Công ty sản xuất chip lớn nhất thế giới muốn lập cứ điểm tại Việt Nam

11/12/2023 08:28 Chiều

Chiều 10/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Jensen Huang, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn NVIDIA (Hoa Kỳ) - tập đoàn sản xuất chip đắt giá nhất thế giới với giá trị thị trường gần 1.200 tỷ USD.

Giá xăng dầu có thể giảm 500 – 2.000 đồng/lít

19/09/2022 10:08 Chiều

Dù còn 3 ngày nữa mới đến kỳ điều hành nhưng doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cho rằng giá xăng và dầu trong nước sẽ giảm mạnh do dầu thế giới liên tục lao dốc. Thị trường xăng dầu đang "lệch pha".

CPI tháng 02/2022 tăng do tác động từ giá xăng dầu và lương thực

01/03/2022 08:43 Sáng

Giá xăng dầu tăng; giá lương thực, thực phẩm, ăn uống… tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 02/2022 tăng 1% so với tháng trước...

Kim ngạch trên 1 tỷ USD, Việt Nam dẫn đầu các nước khu vực Đông Nam Á xuất khẩu sang Hungary

13/01/2022 02:24 Chiều

Với kim ngạch trên 1 tỷ USD trong năm 2020, Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu các nước trong khu vực Đông Nam Á xuất khẩu sang Hungary. Trong năm 2021, Việt Nam vẫn duy trì được vị trí này.

Ô tô nguyên chiếc nhập khẩu có chiều hướng tăng trở lại

18/07/2023 04:39 Chiều

Lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu có chiều hướng tăng trở lại theo thống kê sơ bộ vừa được Tổng cục Hải quan công bố.

Đối tác