Hậu Covid-19 trở thành thời kỳ ‘bùng nổ’ cho ngành Fintech?

29/07/2022 06:11 Chiều

Theo ông Jonas Eichhorst, đại dịch đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số toàn cầu lên 3 - 5 năm, khiến hậu Covid-19 trở thành thời kỳ bùng nổ cho ngành Fintech. Việt Nam được đánh giá là “miền đất hứa” của phát triển ngân hàng số.

Sau đại dịch Covid-19, người dân bắt đầu thích ứng với các xu hướng của nền kinh tế kỹ thuật số và thanh toán kỹ thuật số. Theo các chuyên gia, đại dịch đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số toàn cầu lên 3 – 5 năm, khiến hậu Covid-19 trở thành thời kỳ bùng nổ cho ngành Fintech.

Ông Jonas Eichhorst, Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Tài chính ngân hàng số Timo

Ảnh: Nguồn Timo

Cuộc khảo sát gần đây được thực hiện bởi “gã khổng lồ” thanh toán kỹ thuật số VISA chỉ ra, 65% người Việt Nam đang mang ít tiền mặt hơn trong ví và 1/3 nói rằng họ sẽ ngừng sử dụng tiền mặt sau đại dịch. Gần 76% người tiêu dùng hiện nay sử dụng ví di động và thậm chí nhiều hơn (82%) sử dụng thẻ.

VISA cũng chỉ ra rằng mua sắm trực tuyến và các lựa chọn thay thế tiền mặt đều có khả năng tiếp tục duy trì sau đại dịch. Hai phần ba người Việt Nam đã thử mua sắm trực tuyến trong thời kỳ đại dịch và một nửa trong số họ mua hàng lần đầu qua mạng xã hội. 9 trong số 10 người tiêu dùng hiện đang sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà và hầu như tất cả họ hiện sử dụng dịch vụ này thường xuyên hơn so với trước khi xảy ra đại dịch.

Ông Jonas Eichhorst, Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Tài chính ngân hàng số Timo đánh giá, Fintech Việt Nam có nhiều lợi thế, tiềm năng so với khu vực. Cụ thể, Việt Nam đang có các yếu tố nền tảng tạo điều kiện cho Fintech phát triển như dân số trẻ năng động và có kiến thức am hiểu về công nghệ. Đồng thời, cơ chế kinh tế khá cởi mở trong những năm qua cũng giúp nước ta được đánh giá là “miền đất hứa” phát triển ngân hàng số.

“Tôi cho rằng lĩnh vực tài chính – ngân hàng số tại Việt Nam sẽ còn có nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới, bởi vẫn còn rất nhiều người Việt Nam hiện vẫn chưa có tài khoản ngân hàng. Nếu chúng ta có thể tiếp cận được tập khách hàng chưa có tài khoản ngân hàng này hoặc nâng cấp dịch vụ trải nghiệm theo hướng cá nhân hóa tạo ra sự mới mẻ và đột phá thì thị trường Việt Nam đương nhiên sẽ vẫn còn rất nhiều tiềm năng”, ông Jonas Eichhorst nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, so với một số nước khác trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam được xem là quốc gia còn non trẻ trong lĩnh vực Fintech. Xét riêng về khu vực, so với những thị trường được cho là đã “chín” như Trung Quốc hay Ấn Độ, các nước thuộc Đông Nam Á dự báo còn nhiều tiềm năng hơn để Fintech xâm nhập và khai thác.

“Với vị thế là người xuất phát chậm hơn, Việt Nam lại có cơ hội được học hỏi từ các quốc gia đi trước, lĩnh hội các bài học và sự phát triển của công nghệ. Với việc Fintech hiện tại đang bắt đầu bùng nổ tại Việt Nam, việc tận dụng được những tiến bộ của thế giới về công nghệ có thể thúc đẩy quá trình chuyển đổi và số hóa của các doanh nghiệp tại Việt Nam diễn ra nhanh chóng hơn bao giờ hết”, Phó Tổng Giám đốc Timo nhận định.

Song, ông Jonas Eichhorst cũng chỉ ra những thách thức ngành Fintech nước ta phải đối mặt khi ngày càng có nhiều đối thủ và tên tuổi lớn trong lĩnh vực ngân hàng số đã và đang tạo ra cuộc cạnh tranh vô cùng gay gắt trong hệ sinh thái số.

Ngoài ra, công nghệ nói chung hay công nghệ tài chính nói riêng là ngành đòi hỏi sự nghiên cứu, nâng cấp và cải tiến liên tục, nếu không các tính năng và sản phẩm có thể bị lỗi thời và bị thay thế. Chính vì vậy, khả năng tạo ra những đột phá về mặt công nghệ luôn là yếu tố cực kỳ quan trọng.

Bên cạnh việc đưa ra những sản phẩm dịch vụ tài chính hoàn hảo và cập nhật, còn phải thật sự am hiểu thị trường, nhu cầu mong đợi của khách hàng và quan trọng hơn hết là xác định được những vấn đề và khó khăn mà họ đang gặp phải mỗi ngày. Từ đó các ngân hàng số có thể đưa ra những sản phẩm mang lại giải pháp hỗ trợ cuộc sống của khách hàng ngày một dễ dàng và tiện lợi hơn.

“Một số vấn đề về chính sách của Việt Nam sẽ cần được hoàn thiện và bổ sung trong thời gian tới. Là một doanh nghiệp đã hoạt động tại thị trường Việt Nam được 7 năm, Timo nhìn thấy được những chuyển biến rất tích cực từ các chính sách của Chính phủ, hỗ trợ và tạo điều kiện ngày một cởi mở và thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Fintech có thể hoạt động và phát triển mạnh hơn nữa tại Việt Nam”, ông Jonas Eichhorst nêu.

Phó Tổng Giám đốc Timo cho biết, ngân hàng số này đang tập trung mở rộng hệ sinh thái đối tác cả trong lĩnh vực tài chính và phi tài chính thông qua hợp tác với nhiều tên tuổi như NAPAS, 7- Eleven, McDonald’s, VinaCapital… nhằm tăng cường sự kết nối với khách hàng.

Phạm Nhật

Cùng chuyên mục

Chính sách bảo hiểm, tiền lương có hiệu lực từ tháng 3-2022

24/02/2022 09:17 Chiều

Nhiều chính sách về bảo hiểm, lao động - tiền lương bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3-2022 người lao động cần nắm rõ.

Doanh nghiệp phục hồi nhanh nhờ liên kết chặt với người lao động

13/12/2021 11:20 Sáng

Nhờ duy trì liên kết chặt chẽ với người lao động khiến tỷ lệ trở lại làm việc rất cao, là yếu tố cơ bản giúp các doanh nghiệp nhanh chóng hồi phục sản xuất kinh doanh trong tình hình mới.

 Herbalife tài trợ dinh dưỡng cho các vận động viên tiêu biểu năm 2023

03/04/2023 04:40 Chiều

Sáng ngày 28/3/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ công bố Herbalife tài trợ dinh dưỡng cho các VĐV tiêu biểu năm 2023.

Khai mạc triển lãm thiết bị điện và năng lượng xanh

19/07/2023 06:12 Chiều

Ngày 19/7/2023, tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn – SECC, TP Hồ Chí Minh diễn ra Triển lãm quốc tế lần thứ 16 về công nghệ và thiết bị điện (VIETNAM ETE); Hội chợ Triển lãm quốc tế lần thứ 13 về công nghệ, sản phẩm tiết kiệm năng lượng và Năng lượng xanh (ENERTEC EXPO).

VitaDairy doanh nghiệp sữa duy nhất có sản phẩm số thông minh đạt giải thưởng Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam

18/07/2022 06:05 Chiều

Ngày 15/07/2022, tại lễ vinh danh TOP Công nghiệp 4.0 Việt Nam – I4.0 Awards năm 2022 diễn ra tại Hà Nội, VitaDairy là doanh nghiệp sữa duy nhất được xướng tên trong hạng mục Top doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và giải pháp công nghệ công nghiệp 4.0.

Đối tác