Tốc độ Internet di động tại Việt Nam tụt năm bậc

21/03/2022 06:49 Sáng

Tốc độ Internet di động tại Việt Nam tụt 5 bậc so với tháng trước.

Với Internet di động, tốc độ download trung bình của Việt Nam trong tháng qua đạt 35,94 Mb/giây, giảm 8% so với mức 39,01 Mb/giây tháng trước. Trong khi đó, tốc độ upload đạt 16,35 Mb/giây.

Tốc độ Internet di động tại Việt Nam tụt năm bậc

Ảnh minh họa (Nguồn: VnReview)

Việt Nam đứng thứ 50 trong số 138 được thống kê, còn tháng 1/2022 xếp thứ 55, có nghĩa tốc độ Internet di động tại Việt Nam tụt 5 bậc so với tháng trước.

Ba thị trường có tốc độ Internet di động cao nhất thế giới là UAE, Na Uy và Hàn Quốc, với tốc độ lần lượt là 133,51 Mb/giây, 118,58 Mb/giây và 116,51 Mb/giây.

Tại Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ hai, chỉ sau Singapore (64,53 Mb/giây), cao hơn Thái Lan (32,52 Mb/giây) và Malaysia (25.72 Mb/giây).

Thống kê của của công cụ Speedtest do Trung tâm Internet Việt Nam phát triển cũng cho thấy trong tháng 2, Internet di động của Việt Nam đạt 39,1 Mb/giây, giảm so với mức 41,25 Mb/giây của tháng 1. Tốc độ Internet cố định đạt 84,33 Mb/giây, trong khi tháng trước là 87,25 Mb/giây.

Hôm 18/2, tuyến cáp quang biển Liên Á (IA) gặp lỗi, trong khi sự cố của hai tuyến cáp khác là AAG và APG vẫn chưa được khắc phục xong. Ông Vũ Thế Bình, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA), khi đó đánh giá việc ba tuyến cáp biển cùng gặp sự cố khiến dung lượng đi quốc tế của Việt Nam bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng sự ảnh hưởng sẽ có tính chất cục bộ và ở một số giai đoạn nhất định, do “các nhà mạng ở Việt Nam thực tế đã quen ứng phó với tình trạng này” và sẽ từng bước bổ sung dung lượng qua các hướng cáp biển còn lại và các hướng cáp đất liền để giảm ảnh hưởng. Đến tháng ba, sự cố của ba tuyến cáp trên đã được khắc phục hoàn toàn.

Dù giảm thứ hạng, tốc độ Internet tại Việt Nam vẫn ở mức cao hơn so với trung bình thế giới. Tốc độ Internet di động trung bình của thế giới trong tháng qua là 29,91 Mb/giây, trong khi Internet cố định là 60,76 Mb/giây.

Tới năm 2022, Việt Nam có thể sẽ có thêm một tuyến cáp quang với dung lượng lớn. Tuyến cáp quang mới dự kiến đi qua các quốc gia gồm Singapore, Thái Lan, Việt Nam (cập bến ở Quy Nhơn), Philippines, Trung Quốc (ở hai điểm Hong Kong và Sán Đầu) và Nhật.

Theo ZDNet, tuyến cáp kết nối giữa Đông Nam Á và Đông Á này dự kiến hoàn thành vào quý IV/2022, với tổng băng thông lên tới 140 Tbps. Như vậy, tuyến cáp quang mới sẽ có băng thông lớn hơn nhiều so với những tuyến cáp quang hiện tại đi qua Việt Nam.

Hiện tại, tuyến cáp quang biển có băng thông cao nhất Việt Nam là APG với băng thông 54,8 Tbps. Tuyến này kết nối Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và 4 nước Đông Nam Á.

Theo Tieudung.vn

Cùng chuyên mục

“Bảo vệ tài nguyên số và chiến lược an toàn, an ninh mạng trước thách thức toàn cầu mới”

10/08/2022 02:57 Sáng

Đây là chủ đề của Hội thảo và triển lãm quốc tế An toàn thông tin khu vực phía Nam năm 2022 diễn ra vào ngày 26/08/2022 tại Trung tâm hội nghị GEM Center – số 8, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP. HCM.

Ngân hàng phải phát hành thẻ chip nội địa từ 31-3-2021

19/12/2020 04:22 Chiều

Lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước quy định rõ thời điểm bắt buộc các ngân hàng thương mại không được phát hành thẻ thanh toán là thẻ từ, nhằm thúc tiến độ chuyển đổi sang thẻ chip.

Nhiều dòng smartphone cao cấp giảm giá mùa thấp điểm

25/07/2022 04:54 Chiều

Các mẫu smartphone cao cấp của Apple như iPhone 13 series hay dòng flagship của Samsung đều đang được các chuỗi bán lẻ giảm giá mạnh trong mùa thấp điểm. iPhone và các dòng flagship Samsung vẫn luôn là sản phẩm đóng góp rất lớn vào doanh thu của các chuỗi cửa hàng bán lẻ.

Cuộc sống bên trong bong bóng công nghệ Trung Quốc

09/10/2021 07:44 Sáng

Lần đầu tiên đi qua làng Houchang, chúng tôi bị choáng ngợp bởi quy mô khổng lồ của không gian đô thị đồ sộ. Tọa lạc ở quận Haidian, Bắc Kinh, ngôi làng này được mệnh danh là “Thung lũng Silicon của Trung Quốc”, là nơi sinh sống của những gã khổng lồ internet và công nghệ như Tencent, Baidu, Netease và Sina.

Mã độc tống tiền tấn công mạnh nhất vào lĩnh vực viễn thông

18/09/2021 11:15 Sáng

Các tổ chức trong lĩnh vực viễn thông là mục tiêu bị tấn công nặng nề nhất của mã độc tống tiền, sau đó là các cơ quan chính phủ, các đơn vị cung ứng dịch vụ an ninh được quản lý, ngành ô tô và lĩnh vực chế tạo.

Đối tác