Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam chịu sự cạnh tranh lớn tại thị trường quốc tế

21/03/2024 03:50 Chiều

Mặc dù Việt Nam chiếm gần 80% lượng nhân điều xuất khẩu và tiêu thụ gần 65% lượng điều thô thế giới, nhưng ngành điều Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức.

Trước đây, thị trường điều nhân toàn cầu chủ yếu được cung cấp bởi Việt Nam và Ấn Độ, trong đó Việt Nam chiếm hơn 80% thị phần. Tuy nhiên, gần đây đã xuất hiện các nguồn cung mới, đặc biệt là từ một số nước châu Phi, khiến thị phần điều nhân của Việt Nam trên thị trường giảm đi.

Tại Hội nghị điều quốc tế do Hiệp hội Điều Việt Nam tổ chức gần đây, một số quốc gia đã khẳng định sẽ nỗ lực vươn lên tốp đầu về xuất nhập khẩu điều toàn cầu.

Ông N’Guettia Assouman, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu hạt điều Bờ Biển Ngà (AEC-CI), cho biết rằng, với 25% sản lượng điều thô thế giới, Bờ Biển Ngà hiện đứng thứ hai về xuất nhập khẩu điều toàn cầu, chỉ sau Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam tiêu thụ từ 65% đến 85% sản lượng điều thô của Bờ Biển Ngà và ngành điều của nước này đang tiến hành quá trình hiện đại hóa sản xuất và chế biến để mở rộng xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Mỹ, EU, đồng thời vẫn duy trì việc bán nguyên liệu cho các đối tác truyền thống.

Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam chịu sự cạnh tranh lớn tại thị trường quốc tế
Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam chịu sự cạnh tranh lớn tại thị trường quốc tế.

Từ năm 2018 đến 2023, giá của điều liên tục giảm mỗi năm khoảng 10%, điều này là kết quả của việc nguồn cung điều thô trên toàn cầu cao hơn tổng lượng điều nhân tiêu thụ.

Theo ông Mohamed Diaoune, Chủ tịch Liên hiệp hội ngành điều Guinea (IFA), Cộng Hòa Guinea có vùng nguyên liệu ổn định đang cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vùng nguyên liệu này nằm gần Bờ Biển Ngà, Senegal, Burkina Faso và Nigeria, những quốc gia có thế mạnh về sản xuất điều. Hiện nay, Việt Nam là một trong những đối tác lớn về điều thô.

Châu Phi hiện chiếm 57% sản lượng điều thô toàn cầu. Sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành sản xuất và chế biến điều ở Việt Nam cũng như ở một số nước châu Phi đang tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường và trở thành một nguy cơ đối với hệ thống xuất nhập khẩu toàn cầu trong ngành điều. Mặc dù Việt Nam chiếm gần 80% lượng nhân điều xuất khẩu và tiêu thụ gần 65% lượng điều thô thế giới, nhưng ngành điều Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức.

Thêm vào đó, việc điều phối và định hình lại thị trường điều toàn cầu cũng là một thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước. Mặc dù được khuyến cáo cẩn trọng trong việc mua vào và cân nhắc bán ra mỗi khi mùa vụ bắt đầu, các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn do tự phát triển giá cả nguyên liệu và bán sản phẩm chế biến theo ý của mình.

Ông Phạm Văn Công, Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS) cho rằng, dù là trung tâm chế biến điều nhân nhưng Việt Nam lại không có vùng nguyên liệu, diện tích vùng trồng trong nước và sản lượng ngày càng thu hẹp. Trong khi đó, các nước châu Phi đang có chính sách hạn chế bán điều thô để phát triển ngành chế biến điều trong nước. Vấn đề này càng tạo áp lực lên giá điều nguyên liệu. Một số nước đã đầu tư máy móc thiết bị chế biến điều, hướng đến thị trường Mỹ, EU… Dù chưa nhiều nhưng sản xuất ngay tại vùng nguyên liệu sẽ giảm được nhiều chi phí, giá thành tốt hơn. Đây chính là mấu chốt khiến các nhà máy Việt Nam phải cạnh tranh mua điều thô từ châu Phi, giá bán ra chịu sự cạnh tranh khốc liệt.

Ông Công cho rằng, khi không cân đối được giữa giá điều nhân và điều thô sẽ dẫn đến doanh nghiệp thua lỗ, đóng cửa hàng loạt. Thực tế năm 2023, khoảng 100 nhà máy ở Bình Phước phải đóng cửa. Dự kiến 5 năm tới, cả nước sẽ mất đi hàng ngàn nhà máy.

Bên cạnh đó, còn một nguyên nhân khác là doanh nghiệp nhập điều thô về chế biến thành điều nhân nhưng lại bán không được, không có tiền trả nợ, bị ngân hàng xiết nợ. Để thu hồi vốn, các doanh nghiệp điều thường tranh nhau bán với giá rất thấp. Từ đó, đẩy giá nhân điều đã giảm càng giảm sâu thêm.

“Các nước nhập khẩu nhân luôn biết áp lực của doanh nghiệp Việt Nam là tài chính cho nên thông qua môi giới gây sức ép “không bán giá này sẽ gặp khó khăn thế kia”, và cuối cùng doanh nghiệp Việt phải bán vì áp lực ngân hàng. Nếu để thế này sẽ dân đến hậu quả nguy hiểm hơn. Cụ thể hàng trăm doanh nghiệp ở Bình Phước đã phải đóng cửa rồi. Cho nên vấn đề này cần được nói thẳng nói thật để tìm hướng giải quyết” – ông Công nhấn mạnh.

Theo Doanhnghiephoinhap.vn

Cùng chuyên mục

Ngành thủy sản Việt Nam nỗ lực thực hiện mục tiêu xuất khẩu đạt 10 tỷ USD

16/06/2024 08:22 Chiều

Với mục tiêu đạt doanh thu xuất khẩu thủy sản 10 tỷ USD, ngành thủy sản Việt Nam đang đẩy mạnh các biện pháp cải tiến và nỗ lực tăng cường năng lực cạnh tranh, tạo đà phát triển bền vững và đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc gia.

Lo ngại “cạn” quỹ đất Khang Điền đẩy mạnh mua thêm, sắp huy động 2.000 tỷ đồng trái phiếu đầu tư loạt dự án

08/06/2022 10:42 Chiều

Theo VnDirect, Khang Điền đã hoàn tất việc mua lại hai quỹ đất mới là Đoàn Nguyên (6 ha tại Cát Lái, TP Thủ Đức) và Nguyên Thư (chưa tiết lộ thông tin chi tiết về dự án). Bên cạnh đó, sắp tới, Khang Điền sẽ phát hành tối đa 20 triệu trái phiếu nhằm huy động 2.000 tỷ đồng để đầu tư dự án The Privia, Classia và Tân Tạo.

Doanh nghiệp tư nhân tìm sức bật mới

05/03/2021 08:51 Chiều

Đại diện các tập đoàn tư nhân, chuyên gia kinh tế, lãnh đạo bộ, ngành... tham dự tọa đàm chiều 5/3 tại Hạ Long, Quảng Ninh sẽ đi tìm thêm bước đà trong bối cảnh mới. Trải qua 3 thập kỷ, khu vực kinh tế tư nhân từng ở vị trí được coi là yếu thế, ít có tiếng nói so với các khối khác, vươn mình trở thành trụ cột phát triển của quốc gia.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đang khó theo kịp cuộc đua chuyển đổi số

14/04/2021 03:18 Chiều

Trong thời đại 4.0, chuyển đổi số không chỉ là xu hướng mà được xem là chìa khóa để DNNVV có cơ hội bứt phá nhanh nhất. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nhóm doanh nghiệp này còn gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi số, do vừa thiếu vốn, vừa thiếu giải pháp công nghệ và yếu kém trong quản trị của lãnh đạo.

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa để có kịch bản ứng phó phù hợp

04/05/2024 08:40 Sáng

Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, CPI bình quân Quý I năm 2024 tăng 3,77%, lạm phát cơ bản tăng 2,81%, cơ bản nằm trong giới hạn cho phép song cần tiếp tục theo dõi do giá cả nhiều mặt hàng có xu hướng tăng, gia tăng áp lực lạm phát.

Đối tác