Hành trình tái sinh của “thị trấn sản xuất” Trung Quốc sau hai năm vắng bóng Samsung

07/10/2021 07:32 Sáng

Hai năm sau khi tập đoàn Samsung của Hàn Quốc đóng cửa nhà máy cuối cùng ở Trung Quốc năm 2019, cộng đồng tại khu vực này đã có cơ hội hồi sinh lần thứ hai.

Chỗ trống của Samsung hiện đã được thay thế bởi
Chỗ trống của Samsung hiện đã được thay thế bởi “gã khổng lồ” nội địa TCL. (Ảnh: Perry Tse)

Tháng 10 năm 2019, “gã khổng lồ” điện tử Hàn Quốc quyết định chuyển khu phức hợp sang Việt Nam, chính thức “bỏ rơi” Jinxinda, vốn được mệnh danh là “thị trấn sản xuất” năm ở thành phố Huệ Châu của tỉnh Quảng Đông. Đây cũng là nhà máy sản xuất điện thoại thông minh cuối cùng của Samsung tại Trung Quốc. Kể từ sau sự vụ, các doanh nghiệp lân cận từ cửa hàng đến các nhà hàng lần lượt đóng cửa, giá bất động sản địa phương lao dốc. Li Dong, một người kinh doanh ở khu vực này chia sẻ: “Tám trong số 10 phòng ở đây không có khách thuê tại thời điểm đó, tất cả chúng tôi đều nghĩ rằng người dân chẳng thể tiếp tục sinh kế nếu không có nhà máy của Samsung”. Tuy nhiên, cơ hội thứ hai đã tới.

Li vừa bận rộn trang trí cửa hàng bán thịt nướng chuẩn bị khai trương, vừa hồ hởi kể về tương lai sắm tới: “Giờ đây, bạn có thể thấy hàng chục nhà hàng vừa và nhỏ mở hoạt động kinh doanh”. Thật vậy, những căn hộ tại địa phương không còn vắng khách thuê. Thay vào đó, cộng đồng này đang chuẩn bị đón chào sự xuất hiện của hàng nghìn công nhân trong tương lai gần.

Hàng loạt cửa hàng tái hoạt động sau hai năm ảm đạm
Hàng loạt cửa hàng tại thành phố Huệ Châu tái hoạt động sau hai năm ảm đạm. (Ảnh: He Huifeng)

Diện tích 120 nghìn mét vuông trước đây là nhà xưởng của Samsung vẫn được giữ nguyên nhưng thay thế bằng logo màu xanh khổng lồ của TCL, tập đoàn tiêu dùng lớn của Trung Quốc tuyển dụng hơn 75 nghìn nhân viên trên toàn cầu. Tại Huệ Châu, gần bốn tháng đi vào sản xuất, công ty vẫn cần tuyển thêm người và tuyên bố: “Miễn là bạn khỏe mạnh, bạn có thể bắt đầu làm việc ngay từ ngày mai. Chúng tôi đã tuyển 2.000 công nhân nhưng công ty cần nhiều hơn nữa, tất cả các vị trí nhân viên dọn dẹp, nhân viên nhà bếp, nhân viên kho, kiểm tra chất lượng, công nhân”.

Sự kiện Samsung rời đi đúng vào thời điểm căng thẳng thương mại gia tăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ dưới thời của cựu tổng thống Donald Trump. Chính quyền của ông Trump ủng hộ chiến lược sử dụng quy mô thị trường mỹ và chính sách thuế nhằm đàm phán các hiệp định thương mại đơn phương với các quốc gia khác. Mục đích là tìm cách làm cho chuỗi cung ứng toàn cầu ít phụ thuộc vào Trung Quốc. Hai năm sau, thuế quan thương mại vẫn chưa cho dấu hiệu hạ nhiệt khi tổng thống Joe Biden lên nắm quyền trong bối cảnh đại dịch đã đẩy giá nguyên liệu thô tăng cao, nguồn cung ứng hạn hẹp và nhiều lần đứt quãng.

Mặc dù, ngành sản xuất của Trung Quốc không thoát khỏi sự tác động tiêu cực bên ngoài nhưng tốc độ dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc chậm hơn đáng kể so với dự kiến, và Trung Quốc đã tận dụng khoảng trống này để tìm kiếm nhiều cơ hội hơn trong thương mại và đối ngoại. Cho dù tách lợi ích khối Hoa Kỳ hoặc khối Trung Quốc, các quan sát trên thực tế cho thấy những người chơi trong chuỗi cung ứng vẫn rất thận trọng và do dự với lựa chọn di dời sản xuất, vì những yếu tố từng quyết định chiến lược di dời cách đây không lâu đang nhanh chóng bị lu mờ bởi những biến số mới.

Theo Liu Kaiming, người đứng đầu Viện quan sát đương đại, được thành lập vào năm 2001 và đã hợp tác với nhiều thương hiệu và viện nghiên cứu toàn cầu để giám sát điều kiện làm việc tại hàng trăm nhà máy trên khắp đất liền cho biết: “Dù rằng các khách hàng là thương hiệu đa quốc gia sẽ yêu cầu các nhà cung cấp chuẩn bị ít nhất hai cơ sở sản xuất trong tương lai, một ở Trung Quốc và một bên ngoài Trung Quốc, nhưng tác động của đại dịch ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu và dường như chưa có hồi kết”.

Tất cả những yếu tố này đang làm chậm xu hướng di dời khỏi Trung Quốc và sẽ tiếp tục cho đến khi cuộc đối đầu chính sách lớn tiếp theo một lần nữa buộc khách hàng phương Tây phải đưa ra chọn lựa. Cho đến nay, Trung Quốc không thể dễ dàng bị thay thế bởi các nền kinh tế mới nổi và sản xuất của Trung Quốc vẫn phát triển mạnh mẽ trong hầu hết thời gian qua.Tháng trước, nhà cung cấp Foxconn của Apple gấp rút thuê thêm 200.000 công nhân tại khu phức hợp sản xuất rộng lớn ở thành phố Trịnh Châu, miền trung Trung Quốc để sản xuất những chiếc iPhone mới nhất, trong khi tỷ lệ nhiễm Covid-19 ở Ấn Độ và Việt Nam đã ảnh hưởng đến năng lực sản xuất iPhone.

Khu vực nhà máy của Samsung ̣(ảnh chụp tháng 6 năm 2019) bị thay thế bởi TCL (ảnh chụp tháng 9 năm 2021)
Khu vực nhà máy của Samsung ̣(ảnh chụp tháng 6 năm 2019) bị thay thế bởi TCL (ảnh chụp tháng 9 năm 2021). (Ảnh: SCMP)

Gao Zhendong, một nhà đầu tư kiêm nhà tư vấn đã giúp các nhà sản xuất Trung Quốc khám phá khu công nghiệp ở Việt Nam trong những năm gần đây cho biết: “Những gì tôi biết là phần lớn các nhà cung cấp SME chưa thực hiện kế hoạch di dời sẽ hủy bỏ kế hoạch. Điều này là do những nhà cung cấp đã chuyển phần lớn năng lực sản xuất của họ sang Đông Nam Á trong vài năm qua thực sự đã bị thiệt hại nặng nề do đại dịch. Ông chỉ ra các nhà máy quen thuộc ở Việt Nam với với 300-500 nhân viên: Khoản lỗ nói chung lên đến khoảng 30%, tương tự như họ kiếm được10 triệu nhân dân tệ hàng năm trước đại dịch, nhưng hiện đang lỗ 3 triệu mỗi năm”.

Một giám đốc điều hành cấp cao của một công ty giày dép có nhà máy ở Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam cũng lên tiếng về vấn đề này: “Những công ty chuyển địa điểm trong vài năm qua vì hai yếu tố chính: một là các thương hiệu quốc tế đang yêu cầu các nhà cung cấp  đa dạng hóa năng lực sản xuất, hai là các nhà sản xuất suy tính đến những vấn đề gặp phải khi sản xuất ở Trung Quốc do thuế quan, chi phí lao động”. Cô cho biết thêm: “Mặc dù họ không hiểu rõ về các nước Đông Nam Á như Ấn Độ và Việt Nam, nhưng họ vẫn muốn thử. Và vào thời điểm đó, xu hướng ngày càng gia tăng. Hai năm qua là quãng thời gian biến động đối với ngành sản xuất do đóng cửa, Covid-19, giá nguyên liệu và hậu cần tăng vọt không chỉ tăng chi phí lao động cho các nhà máy mà còn tiếp tục thay đổi với các biến số mới”.

Chẳng hạn như Strategic Sports do Đài Loan đầu tư, đã thay đổi hoàn toàn kế hoạch di dời.  Cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm tại trung tâm sản xuất Đông Quản, Quảng Đông đang hoạt động mạnh mẽ và có kế hoạch mở rộng sang một nhà máy tự động mới ở Huệ Châu với 18 dây chuyền sản xuất tự động để đáp ứng nhu cầu đơn đặt hàng ngày càng tăng từ khắp nơi trên thế giới. Đó là sự thay đổi đáng kể so với thời điểm Strategic Sports mua đất tại Việt Nam vào năm 2018 và lên kế hoạch bắt đầu sản xuất vào quý 3 năm 2020 nhằm đa dạng hóa hoạt động. Robert He, tổng giám đốc công ty cho biết: “Vào thời điểm đó (năm 2018), các khách hàng Mỹ đã liên tục thúc giục chúng tôi mở các nhà máy ở Đông Nam Á để tăng năng lực sản xuất bên ngoài Trung Quốc, nhằm giảm bớt tác động của việc tiếp tục tăng thuế quan”. Ông cũng lưu ý rằng các lô hàng của Strategic Sports trong năm nay tăng 40% so với năm 2019. Với việc nhà máy mới ở Huệ Châu đi vào hoạt động vào năm tới, toàn bộ tập đoàn sẽ tăng thêm 50% năng lực sản xuất. Ông nói: “So với năm 2018, mức độ khẩn cấp của quyết định chuyển đến Việt Nam đã giảm bớt… Chúng tôi tin rằng chính sách thuế quan của Hoa Kỳ dự kiến ​​sẽ duy trì ổn định trong một thời gian tương đối dài, đặc biệt là với lạm phát của Hoa Kỳ tăng mạnh”.

TL (theo SCMP)

Cùng chuyên mục

Hành trình tái sinh của “thị trấn sản xuất” Trung Quốc sau hai năm vắng bóng Samsung

07/10/2021 07:32 Sáng

Hai năm sau khi tập đoàn Samsung của Hàn Quốc đóng cửa nhà máy cuối cùng ở Trung Quốc năm 2019, cộng đồng tại khu vực này đã có cơ hội hồi sinh lần thứ hai.

Các điểm mới về ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử

04/10/2021 07:30 Sáng

Thông tư số 78/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn, chứng từ, có hiệu lực thi hành từ 01/7/2022 đã hướng dẫn cụ thể các điểm mới về ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử.

“EVFTA – Sức bật cho hợp tác thương mại đầu tư trong bối cảnh bình thường mới”

16/10/2021 06:50 Sáng

Diễn đàn sẽ tập trung thảo luận, đánh giá những chuyển biến kinh tế - thương mại Việt Nam – EU sau khi EVFTA đi vào thực thi, nhận định thực tế hiệu quả tận dụng Hiệp định, đồng thời đưa ra những kịch bản, định hướng khôi phục và phát triển giao thương, đầu tư hai bên trong bối cảnh mới với đòn bẩy từ EVFTA.

Covid-19 – Cuộc chiến cân bằng quyền lực giữa chủ doanh nghiệp và người lao động Hoa Kỳ

06/11/2021 07:05 Sáng

Xuyên suốt lịch sử nước Mỹ, người ta nhớ về một giai thoại đầy biến động đối với quyền lợi của người lao động. Đó là quãng thời gian đầu của cuộc cách mạng công nghiệp khi Liên đoàn lao động không phát huy được sức mạnh và cho đến năm 1981, tổ chức này đi đến bờ vực suy yếu. Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, con lắc quyền lực đã dao động qua lại giữa chủ doanh nghiệp và người lao động. Một lần nữa, sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã làm dấy lên lợi ích của giới làm công ăn lương.

Đi tìm “Thung lũng Lithium”: Chìa khóa làm giàu cho các công ty năng lượng

30/09/2021 06:51 Sáng

Dưới đáy biển hồ Salton chứa đựng cả một “kho báu” năng lượng xanh.

Đối tác