Việt Nam hút gần 14 tỷ USD vốn FDI

29/05/2021 09:13 Sáng

Nhà đầu tư nước ngoài rót gần 14 tỷ USD vào Việt Nam tính tới ngày 20/5, tăng gần 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính theo lĩnh vực đầu tư, khối ngoại rót vào 18 lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn hơn 6 tỷ USD, chiếm 44% tổng mức đầu tư đăng ký.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa thông tin về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Theo đó, tính đến 20/5, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 14 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ 2020. Vốn thực hiện ước đạt 7,15 tỷ USD, tăng 6,7%.

Cụ thể, có 613 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bằng 50% cùng kỳ, nhưng tổng vốn đăng ký đạt gần 8,83 tỷ USD, tăng gần 19%. Tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 3,86 tỷ USD, tăng 11,7% và 1.422 lượt góp vốn mua cổ phần với tổng quy mô hơn 1,3 tỷ USD.

Tính theo lĩnh vực đầu tư, khối ngoại rót vào 18 lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn hơn 6 tỷ USD, chiếm 44% tổng mức đầu tư đăng ký.

Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,43 tỷ USD, chiếm gần 39%. Các lĩnh vực đứng sau là kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký 1,05 tỷ USD và gần 522 triệu USD.

Hiện Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,26 tỷ USD, chiếm gần 37,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm. Nhật Bản đứng thứ hai với 2,59 tỷ USD. Nhà đầu tư từ Hàn Quốc đứng thứ ba với 1,83 tỷ USD, tiếp theo là Trung Quốc đại lục, Hong Kong, Đài Loan.

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào 56 tỉnh, thành, trong đó Long An dẫn đầu với tổng vốn đăng ký 3,35 tỷ USD. TP HCM đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 1,34 tỷ USD, Cần Thơ đứng thứ ba với 1,32 tỷ USD, tiếp theo là Bình Dương, Hải Phòng, Bắc Giang,…

Tính lũy kế đến ngày 20/5, cả nước có 33.615 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 400 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 240 tỷ USD, bằng 60,5% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

Sức ảnh hưởng của nhóm doanh nghiệp FDI cũng ngày càng tăng, đặc biệt là xuất nhập khẩu. Xuất khẩu kể cả dầu thô của nhóm này ước đạt trên 98 tỷ USD, tăng 36,5% so với cùng kỳ, chiếm 75% kim ngạch xuất khẩu kể từ đầu năm. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt 97,4 tỷ USD, tăng 37%.

Nhập khẩu của khối FDI cũng ước trên 85,4 tỷ USD, tăng gần 40% cùng kỳ và chiếm 65% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Xét chung về cán cân thương mại, các doanh nghiệp FDI xuất siêu 14,4 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 12,6 tỷ USD không kể dầu thô.

Theo VNE

Cùng chuyên mục

KBank tăng vốn thêm 2,5 lần, đạt hơn 6.500 tỷ đồng trong năm 2023

05/05/2023 03:39 Chiều

Ngày 04/05/2023, Ngân hàng Kasikorn (KBank) chi nhánh TP.HCM, đã được Ngân hàng Nhà nước thông qua phương án tăng vốn điều lệ thêm 2,5 lần, từ 80 triệu USD lên 285 triệu USD (hơn 6.500 tỷ đồng).

Áp lực lạm phát vì giá hàng hóa tăng gần 50%; tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm 0,5%

17/03/2022 07:33 Sáng

Theo Nikkei Asia, giá hàng hóa toàn cầu tăng gần 50%, tốc độ nhanh nhất trong gần 3 thập kỷ qua, khiến đà phục hồi kinh tế chững lại, gây áp lực lớn lên lạm phát.

Hội thảo về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại tỉnh Cao Bằng

28/06/2021 10:20 Sáng

Hành trình thanh niên khởi nghiệp 2020 đã diễn ra trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp ĐMST cấp vùng tại Cao Bằng bao gồm rất nhiều các hoạt động ý nghĩa như: Hội nghị kết nối khởi nghiệp, đào tạo cho đoàn viên thanh niên, startup về khởi nghiệp ĐMST...Tại Hội nghị kết nối, các chuyên gia, các chủ doanh nghiệp, các bạn startup đã trao đổi, tư vấn, nâng cao năng lực xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của địa phương.

Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm cần tăng cường phối hợp liên ngành

16/04/2024 04:14 Sáng

Chính phủ đã giao cho Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy mới mới về quản lý an toàn thực phẩm, theo hướng tập trung các lực lượng chuyên môn về y tế, công thương, nông nghiệp.

Nhiều cơ sở cho sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế

03/10/2021 08:14 Sáng

Phân tích tốc độ tăng trưởng GDP “âm” của quý III/2021, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng tình thế khó khăn là do có yếu tố “đột biến” mang tính tạm thời. Nền kinh tế vẫn chứa đựng nhiều cơ sở cho sự phục hồi mạnh mẽ.

Đối tác