Xuất khẩu ớt sang Trung Quốc tăng mạnh, chiếm 88% lượng xuất khẩu

15/04/2024 02:09 Chiều

Đến hết tháng 3, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 3.141 tấn ớt, đạt tổng kim ngạch 8,1 triệu USD, tăng 17,6% về lượng và 52,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu ớt của Việt Nam đã ghi nhận một bước tăng mạnh vào tháng 3, theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA). Trong tháng này, lượng xuất khẩu ớt đạt 1.523 tấn, đạt trị giá 4,2 triệu USD, tăng đến 72,3% so với tháng trước. Trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính với 1.339 tấn, chiếm gần 88% sản lượng, còn Lào với 106 tấn, chiếm 7%.

Kể từ đầu năm đến hết tháng 3, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 3.141 tấn ớt, đạt tổng kim ngạch 8,1 triệu USD, tăng 17,6% về lượng và 52,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu bình quân đạt 2.610 USD/tấn, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc và Lào tiếp tục là hai thị trường chính với 2.753 tấn và 259 tấn, chiếm gần 96% tổng lượng xuất khẩu.

Xuất khẩu ớt sang Trung Quốc tăng mạnh, chiếm 88% lượng xuất khẩu
Xuất khẩu ớt sang Trung Quốc tăng mạnh, chiếm 88% lượng xuất khẩu.

Trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, giá ớt tại vườn tăng mạnh, dao động từ 38.000-40.000 đồng/kg. Các loại ớt xuất khẩu có giá từ 60.000-65.000 đồng/kg, loại 2 là 58.000-60.000 đồng/kg, và ớt chợ từ 55.000-58.000 đồng/kg, gấp đôi so với cùng kỳ 2023. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu thụ ớt ở các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc tăng cao, khiến cầu vượt quá cung và đẩy giá tăng. Với mức giá này, người dân có thể thu về từ 200 – 300 triệu đồng/ha (chưa trừ các chi phí).

Theo Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), vùng Đồng bằng sông Cửu Long là “thủ phủ” ớt tại Việt Nam, với tổng diện tích trên 7.000ha, sản lượng khoảng 100.000 tấn mỗi năm. Tại Tây Nguyên, diện tích trồng đạt khoảng 4.000-5.000ha với sản lượng khoảng 60.000 tấn mỗi năm. Lạng Sơn cũng là một trong những vùng trồng ớt trọng điểm của Việt Nam với diện tích trên 1.479ha trong năm 2023.

Trên thế giới, châu Á là khu vực sản xuất ớt lớn nhất, chiếm khoảng 80% sản lượng toàn cầu. Thương mại ớt toàn cầu trị giá khoảng 35 tỷ USD mỗi năm, không kém các mặt hàng tiêu dùng chủ lực như cà phê hoặc trà.

Theo Doanh nghiệp Hội nhập

Cùng chuyên mục

Manulife Việt Nam tiếp tục tri ân khách hàng, công bố 3 chủ nhân trúng thưởng xe Mercedes 

25/02/2023 08:00 Sáng

Manulife Việt Nam đã tổ chức thành công sự kiện quay số chương trình khuyến mại “Bước đến Hạnh phúc – Mở cửa Xế sang”. Với sự tham dự và chứng kiến của đông đảo khách hàng trực tiếp và trực tuyến, chương trình đã tìm ra 3 chủ nhân may mắn sở hữu 3 chiếc xe Mercedes Benz C200 Avantgarde 2022.

Giảm thiểu chi phí thức ăn để bảo toàn lợi nhuận ngành chăn nuôi

08/05/2022 08:18 Chiều

Giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao thì việc dùng thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trong nước sẽ là giải pháp giúp hạ giá thành sản phẩm. Để giảm sự lệ thuộc vào nguồn ngô nhập khẩu, Việt Nam có thể tăng thêm diện tích ngô trong nước trên những diện tích lúa kém hiệu quả tại vùng đồng bằng sông Hồng.

Hết năm 2023 ghi nhận mức tiền gửi cao nhất trong lịch sử ngành ngân hàng

11/01/2024 03:07 Chiều

Trong năm 2023, tiền gửi vào hệ thống ngân hàng đã tăng ròng đến 1,69 triệu tỉ đồng, mức tăng đáng kể hơn so với giai đoạn trước đó, khi mỗi năm tăng khoảng 1 triệu tỉ đồng.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022

13/08/2022 12:29 Sáng

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 241/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại buổi làm việc với các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thuộc Tổ công tác số 4 để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.

Đối tác